Xem clip tóm gọn nội dung tại: ĐÂY

@latrang.co

Anti Retinol, Cai nghiên Retinol, Trend Retinol đã thoái trào? @Bác Sĩ Thành #latrang #retinol #treatmentskincare #goclamdep #beautytok

♬ nhạc nền – Là Trang – Là Trang

Gần đây Trang thấy có trào lưu mới với nhiều bạn lên content kiểu: ghét Retinol vì tác dụng phụ của retinol gây bong da bỏ mẹ, chả khỏe mạnh gì cả. Và bakuchiol sẽ là phương pháp mới thay thế tốt hơn. Có vẻ cũng đúng nhờ :)) Đã thế thì hôm nay làm một bài nghiêm túc.

Nếu bạn nào đang ghét Retinol mà chưa đủ cơ sở khoa học thì trong bài viết này Trang cung cấp cơ sở cho các bạn ghét. Bạn nào đang muốn cai Retinol, Trang chỉ cho cách cai. Duy nhất chỉ trong bài viết này!

Trước tiên, Trang sẽ phân tích cho mọi người thấy cơ chế khoa học của từng tác dụng phụ mà Retinol gây ra để bạn còn ghét nó một cách thông thái chứ :))

I/ Tác dụng phụ của Retinol

1. Gây hiện tượng mất nước ngắn hạn ở lớp sừng

Như chúng ta đã biết, Retinol giúp kích thích tăng sinh tế bào mới. Tuy nhiên, ở một vài chu trình thay mới đầu tiên nó có thể bị over.

Bạn cứ tưởng tượng một cỗ máy đang ì ạch không chịu tăng sinh tế bào mới. Tự nhiên có một thằng đốc công xuất hiện, quất vào đít, bảo mày sản xuất nhanh lên thì cỗ máy sẽ bị trật nhịp.

tac-dung-phu-cua-retinol-lam-bong-da-2

Cụ thể, những tế bào sừng được sản sinh ở lớp đáy rồi phân bào, biệt hóa đi lên những lớp trên quá nhanh chóng dẫn đến hiện tượng phát triển không trọn vẹn. Từ đó, kéo theo hệ lụy là những nhân tố giữ ẩm tự nhiên – Natural Moisturizing Factor (NMF) ở trong những tế bào sừng Corneocytes cũng không trọn vẹn theo.

Có thể là chúng sẽ bị hụt về mặt số lượng của từng thành phần hoặc chất lượng của những thành phần ấy cũng không được đảm bảo. Và khi NMF bị ảnh hưởng, da của chúng ta chắc chắn sẽ bị mất nước, thô ráp.

tac-dung-phu-cua-retinol-lam-hao-hut-nhan-to-giu-am-tu-nhien-nmf-co-trong-hang-rao-bao-ve-da-2

2. Giảm lipid trong ngắn hạn

Cái này là thực nghiệm người ta thấy. Cơ chế thực sự các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tranh luận. Còn chúng ta, ngồi đây chém gió với một giả thuyết như này.

Tế bào chết được xem như gạch, còn lipid giống như là vữa. Gạch và vữa nối nhau sẽ tạo nên một bức tường thành để bảo vệ da. Khi lớp tế bào sừng của chúng ta bong nhanh, mỏng đi trên bề mặt, kéo lượng lipid cũng giảm theo.

Bạn cứ tưởng tượng, ít gạch xây nhà thì sẽ ít vữa hơn. Và khi lipid giảm sẽ khiến cho hàng rào bảo vệ da có thể bị ảnh hưởng. Từ đó tạo ra những kẽ hở để cho các tác nhân ngoại lai có thể dễ dàng xâm nhập vào da. Còn độ ẩm ở trong da thì dễ thất thoát ra bên ngoài.

3. Có thể gây hiện tượng nóng, ngứa, châm chích, đỏ rát ngắn hạn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Nhưng một trong những nguyên nhân mà chúng ta có thể thấy rõ là hàng rào bảo vệ da bị ảnh hưởng. Khi đó, hệ miễn dịch da cũng sẽ bị kích thích hoạt động một cách bất thường.

Từ đây, hệ miễn dịch không phân biệt được Retinol tốt hay là xấu. Nó chỉ nghĩ Retinol là một tác nhân ngoại lai đang cố gắng xâm nhập vào trong da nên sẽ tạo ra những phản ứng miễn dịch như nóng, ngứa, châm chích, đỏ rát.

4. Tăng nhạy cảm với tia UV

Khi lớp sừng của da bị mỏng đi thì tia UV cũng sẽ dễ dàng xâm nhập vào trong da hơn và tạo ra những gốc tự do gây hại cho da.

Về mặt cơ chế thì Trang giải thích vậy cũng chưa gọi là toàn diện lắm đâu. Bởi vì một hiện tượng xảy ra ở trên da có thể có vô vàn những cơ chế khác nhau. Tuy nhiên, nêu sương sương như vậy cho mọi người dễ nắm.

Thôi thôi, bao nhiêu là tác dụng phụ như vậy mà ai cũng bảo dùng xong là đẹp. Thôi dẹp Retinol đi, đúng là ba cái trend skincare ngắn hạn, nhở? :)))

II/ “Minh oan” cho Retinol

Khoan, nếu kết luận như trên thì quá phiến diện, quá vội vàng, quá oan ức cho Retinol rồi các bạn ạ. Bởi vì nếu như các bạn để ý thì những điểm Trang phân tích ở trên CHỈ LÀ TÁC DỤNG PHỤ NGẮN HẠN của Retinol. Sau một vài chu trình thay mới, da sẽ tự khắc ổn định lại thôi.

Chưa kể việc phục hồi hàng rào bảo vệ da các bạn có thể làm ngay khi sử dụng retinol chứ không cần phải chờ đến một vài chu trình.

cac-thanh-phan-khac-phuc-tinh-trang-mat-nuoc-o-lop-sung-2

Như các bạn có thể bổ sung những thành phần thuộc NMF có công dụng cấp nước, ví dụ như:

  • Hyaluronic Acid
  • Glycerin
  • Pyrolidone Carboxylic
  • Lactic…

cac-thanh-phan-khac-phuc-tinh-trang-giam-lipid-tren-da-2

Hoặc bổ sung những thành phần trong lipid của da, cụ thể là những sản phẩm có chứa:

  • Acid béo: Omega, Linoleic Acid, Myristic Acid, Palmitic Acid…
  • Cồn béo (được sản xuất từ Acid béo): Cetyl alcohol, Cetaeryl acohol, Stearyl alcohol, Myristyl alcohol, Behenyl acohol…

Tuy nhiên, các bạn da mụn cũng cần lưu ý không nên dùng sản phẩm có quá nhiều thành phần này vì dễ gây bí da.

Tóm lại, khi hàng rào bảo vệ da đã được ổn định thì hiện tượng châm chích cũng sẽ giảm và gần như là không có.

Còn chuyện tia UV dễ đi vào da hơn thì xin lỗi các bạn chứ đầy thành phần khi sử dụng cũng khiến da bị như thế. Chẳng hạn như AHA, Benzoyl Peroxide… Chuyện của các bạn là che chắn, bảo vệ đầy đủ cho da dù là dùng hay không dùng Retinol.

Show một vài nghiên cứu thực nghiệm uy tín cho mọi người thấy Retinol là một đứa “phá hoại có xây dựng”, và việc SỬ DỤNG RETINOL KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TREND SKINCARE NGẮN HẠN mà đã và đang được các bác sĩ da liễu trên thế giới họ tin dùng hàng chục năm rồi.

tac-dung-phu-cua-retinol-du-lam-mong-lop-sung-nhung-lam-day-toan-bo-lop-bieu-bi-2

Mọi người có thể thấy trong hình bên trên, Retinol dù làm mỏng lớp sừng nhưng làm dày toàn bộ lớp biểu bì lên. Nó nâng cấp cho chúng ta những tế bào mới khỏe mạnh. Và Retinol cũng là số ít những thành phần có khả năng giao tiếp sâu với thụ thể của tế bào. Nó có thể ngăn chặn tình trạng suy thoái collagen.

retinol-ngan-suy-thoai-collagen-2

bieu-do-the-hien-retinol-giup-tang-sinh-ca-collagen-loai-1-va-collagen-loai-3-2

Đồng thời, Retinol còn có khả năng tăng sinh cả collagen loại 1 và loại 3 (hai loại collagen quan trọng nhất ở trong da của chúng ta).

Còn về vụ cai Retinol thì đây, tin nhắn của bác sĩ Đỗ Thành đã thay cho lời Trang muốn nói.

khong-can-cai-retinol-vi-no-khong-gay-le-thuoc-2

Xin nhấn mạnh lại với các bạn, Retinol nó không phải là Corticoid đâu mà để các bạn bị phụ thuộc rồi cai nghiện. Thế nên, Trang nghĩ đầu tiên các bạn nên cai cái cảm giác mà quá dễ bị dắt mũi và bị phụ thuộc vào người khác đi. Chúng ta là người, không phải là bò :))

III/ Kết luận

Tóm lại, hỡi các dân chơi treatment skincare!

Thứ nhất, chơi được chịu được.

Muốn cua con gái người ta thì chịu khó bỏ công bỏ sức tìm hiểu ưu và nhược điểm của em ấy là gì. Cứ tìm hiểu nửa mùa cua không được thì lại quay ra bảo con bé Retinol này bị dở hơi :))

Thứ hai, chơi điệu nghệ cũng đừng nói vì sân trơn mà mình trượt.

Các bạn phải chú ý cả một quy trình skincare chứ cứ hở một tí là các bạn lại bảo là tại vì Retinol. Trong khi quy trình thì dư cái này, thiếu cái nọ, từng hệ nền sản phẩm lại không phù hợp với da mình, tần suất sử dụng thì không kiểm soát được.

Sau cùng, chơi có chất riêng.

Không có bất cứ thành phần mỹ phẩm nào là bắt buộc nếu như các bạn cảm thấy không thích. Skincare là để thoải mái và vui vẻ cơ mà, điều này Trang nhắc quài :)) Nếu như thấy Retinol không cần thiết, khỏi xài. Còn một khi đã xài thì đừng có bị a dua, phải có chính kiến, phải tự tin với quan điểm của mình chứ :))

Riêng Trang, vẫn sử dụng Retinol.

Cuối cùng, vẫn là vài dòng nhắn quen thuộc. Trang rất mong nhận được những quan điểm của mọi người về chủ đề này để có thêm nhiều góc nhìn. Hoặc nếu các bạn có chủ đề nào đó hay ho thì có thể đặt vấn đề để chúng ta cùng nhau bàn luận nhé!