“Nhỏ đó giỏi, nhưng mà cái tôi nó lớn quá, sau này sẽ khó tồn tại.”

“Muốn giữ được mối quan hệ này, thì mày nên hạ cái tôi của mình xuống, mày ạ.”

Nói đến cái tôi, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến những cụm từ như: “thích thể hiện”, “luôn cho mình đúng”, “xem mình là cái rốn vũ trụ”, thậm chí là “bảo thủ”, “ích kỷ”...

Nhưng cái tôi thực sự là gì và nó có xấu xa đến vậy?

Cái tôi đã tồn tại từ khi một người sinh ra đời.

Từ điển Thesaurus định nghĩa về cái tôi (hay ngã kiến - egoismism/the selfness) là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác.

Từ giây phút chúng ta biết được tên mình, ta đã nhận thức được bản thân là một cá thể riêng biệt. Cái tôi phát triển theo quá trình sống, có chết đi. Trong quá trình trưởng thành, chúng ta đều sẽ đau khổ vì cái tôi của mình đôi lần. Khi cái tôi được dung dưỡng bởi bố mẹ (xem mình là trung tâm) vẫn còn đó, chúng ta dễ hiểu lầm rằng mình có thể đơn độc làm mọi thứ, mình luôn đúng… từ đó dẫn đến xung đột với người khác. Sau nhiều lần “đau thương”, đa phần mọi người sẽ học được cách kiềm chế cái tôi của mình xuống khi cần thiết. Lúc này, cái tôi đã ở một hình thái khác, nó không biến mất, mà có khả năng hòa vào cái ta, để con người có thể chung sống cùng nhau.

Tuy nhiên, là con người, không ai đạt đến trạng thái “zero ego”

Không có cái tôi, chúng ta hoặc là thần thánh, hoặc là những con búp bê vô hồn. Con người cần cái tôi, trước tiên là để tin vào sự tồn tại của mình trên đời. Sau đó là tin vào những giá trị mà mình bản thân mang lại và không ngừng phát triển nó.

Nếu người nghệ sĩ không mang cái tôi vào tác phẩm, tác phẩm ấy sẽ c.h.ế.t.

Nếu thương hiệu không có cho mình cái tôi, thương hiệu ấy sẽ sớm lu mờ.

Nếu thật sự không có cái tôi, có lẽ người ta sẽ tìm đường c.h.ế.t.

Đến đây, chẳng cần nói thêm quá nhiều, có lẽ chúng ta đều hiểu, để chung sống, húng ta không cần loại bỏ cái tôi hay khiến nó “bớt to”. 

Chúng ta chỉ cần làm nó trở nên đẹp hơn, mỗi ngày.