Nếu như trước đây các hướng tiếp cận trong điều trị mụn tập trung vào 4 nguyên nhân chính gây ra mụn bao gồm:

  1. Quá trình tạo bã nhờn qua trung gian androgen
  2. Tăng sừng hoá
  3. Vi khuẩn C.acnes
  4. Diễn tiến viêm (cơ chế bẩm sinh hoặc thích nghi)
Những tiến bộ trong khoa gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho các phương pháp tiếp cận mới và tiềm năng đối với mụn trứng cá, cũng như sinh lý bệnh và khía cạnh miễn dịch liên quan đến mụn trứng cá + cơ chế lành thương tự nhiên của cơ thể.

Tại sao lại như vậy?

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng: Trong tổn thương mụn trứng cá sớm, phát hiện được tế bào lympho CD4 xâm nhập quanh cổ nang lông.

Đối với các tình trạng viêm: thể thực khuẩn, tế bào CD3 và CD4 cũng được quan sát thấy cùng với sự kích hoạt của các phân tử báo dính thành mạch máu như E-selectin và Integrin. Nghiên cứu xác nhận rằng quá trình viêm xảy ra trước quá trình tăng sừng hóa

Hơn thế nữa, vi khuẩn C.acnes kích thích tế bào Langerhans, tế bào sừng và tuyến bã nhờn thông qua các thụ thể như TLR2 dẫn đến việc kích thích sản xuất Interleukin 12,8,6 và TNF-alpha và từ đó các tổn thương viêm như sẩn, mụn mủ được hình thành.

Ngoài ra, C.acnes tăng sản xuất lipase, hyaluronidase và protease có thể phá vỡ các thành nang, sẹo phì đại, sẹo lồi.

Như vậy hướng tiếp cận điều trị mụn trong tương lai không đơn thuần là kiểm soát điểm mụn mà là tập trung vào các tình trạng viêm, ổn định hệ vi sinh trên da cũng như ngăn ngừa những tổn thương sau mụn như thâm, sẹo lõm, sẹo lồi, sẹo phì đại… từ sớm.

Bổ sung thêm insight từ các bác sĩ cũng cập nhật và ứng dụng điều trị đa phương thức, không đơn thuần là giải quyết điểm mụn mà là cải thiện tổng thể sức khỏe và miễn dịch làn da (+1000/10)

Đối với viêm mãn tính: ngoài các thành phần quen thuộc như kháng sinh, BPO, tretinoin xu hướng được dự đoán sẽ ứng dụng interleukin (IL) thuộc nhóm cytokine là các polypeptide được tiết ra bởi các tế bào miễn dịch và các tế bào khác khi tế bào tương tác với một kháng nguyên cụ thể, với các phân tử gây bệnh như endotoxin, hoặc với các cytokine khác.

Interleukins (IL-1 đến IL-38) được sản xuất bởi nhiều loại tế bào khác nhau và có nhiều tác động lên sự phát triển của tế bào và điều chỉnh đáp ứng miễn dịch. Theo các nghiên cứu, tình trạng mụn có liên quan đến hoạt động của IL-1b, IL-17, IL-23

Đối với sẹo mụn được chia thành 4 nhóm diễn tiến: Tăng sắc tố sau viêm, Sẹo lõm, Sẹo lồi, Sẹo phì đại cũng có những hướng tiếp cận chuyên biệt để kiểm soát từ sớm như hình nhé!
Bài này từ hồi 2021, ở thời điểm hiện tại một số nhãn hàng cũng đã “thương mại hóa\” thành công một vài sản phẩm điều trị mụn theo xu hướng này. Thế nhưng hiệu quả như thế nào trên da thì chắc còn cần thêm thời gian đánh giá). Các ứng dụng của interleukin vẫn còn hạn chế trên thị trường, hi vọng trong tương lai chúng ta sẽ thấy được bức tranh rõ ràng hơn nữa ha.

_______________

Các bạn có thể liên hệ với Thoại Khanh thông qua các nền tảng sau:

Facebook: Fanpage Tran Hoang Thoai Khanh

Instagram: tranhoangthoaikhanh_

Tiktok: tranhoangthoaikhanh

_______________

Bài viết thuộc quyền sở hữu của DS. Trần Hoàng Thoại Khanh và group Đồng điệu. Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả

Bài viết độc lập, không được tài trợ bởi bất cứ nhãn hàng nào.