I. Chuyên môn
Tiến sĩ - Dược sĩ Lê Thị Hồng Vân là nhà khoa học với gần 20 năm nghiên cứu về hoá học, hoạt tính, việc nhân giống, bảo tồn gen và ứng dụng của Sâm Việt Nam, với nền tảng học vấn và kinh nghiệm nghiên cứu sâu rộng:
- 2001 - 2006: Cử nhân Dược, trường ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
- 2008 - 2010: Thạc sĩ Dược lý học Y học cổ truyền, trường ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
- 2011 - 2018: Tiến sĩ Dược lý học Y học cổ truyền, trường ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Một số công trình khoa học đã công bố:
1. Nguyễn Ngọc Khôi, Lê Thị Hồng Vân, Nguyễn Minh Đức (2009). “Tác động của phương pháp chưng cất hấp lên thành phần saponin và khả năng tăng bền khi bơi lội đường dài của nhân sâm Việt Nam”. Tạp chí Dược liệu, Tập 14, số 5, tr.288-292.
2. Lê Thị Hồng Vân, Nguyễn Ngọc Khôi, Nguyễn Minh Đức (2011). “Tách chiết Ginsenoside-Rh1 với hiệu suất cao hơn từ sâm Việt Nam đã qua chế biến”. Tạp chí Dược liệu, tập 16, số 3/2011, tr.187-193.
3. Lê Thị Hồng Vân, Lee S. Y., Kim T. R., Kim J. Y., Kwon S. W., Nguyễn Ngọc Khôi, Park J. H., và Nguyễn Minh Đức (2014). Nghiên cứu kiểm nghiệm chất lượng và đánh giá một số tác dụng sinh học của Sâm Ngọc Linh. Đề tài cấp Nhà nước KC.10.25/11-15.
4. Nguyễn Lê Thanh Tuyền, Vũ Huỳnh Kim Long, Lê Thị Hồng Vân, Nguyễn Minh Đức, Đỗ Thị Hồng Tươi (2020). “Khảo sát tác động bảo vệ thận của sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv., Araliaceae) trên chuột nhắt gây tổn thương thận bằng cyclosporin A”. Tạp chí Dược học, 2/2020 (Số 526 Năm 60), tr.64-67.
5. Nguyen, H. T.; Vu-Huynh, K. L.; Nguyen, H. M.; Le, H. T.; Le, T. H. V.; Park, J. H.; Nguyen, M. D (2021). Đánh giá hàm lượng saponin trong Panax vietnamensis được di thực tại tỉnh Lâm Đồng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp đầu dò UV và tán xạ điện tích (HPLC–UV/CAD). Molecules, 26(17), 5373.
Một số báo cáo tại hội thảo khoa học cấp quốc gia và quốc tế:
- “Phân tích định lượng đồng thời các saponin chính trong sâm Việt Nam bằng phương pháp HPLC” tại Hội nghị Dược phẩm Indochina VII, Bangkok, Thái Lan (12.2011).
- “Hóa học và hoạt tính sinh học của sâm Việt Nam đã qua chế biến” tại Hội nghị Sâm mùa thu 2012, Seoul, Hàn Quốc (11.2012).
- “Nhân sâm Việt Nam: Tình hình hiện tại và tiềm năng phát triển” tại Hội thảo Khoa Nông nghiệp và Khoa học Cuộc sống, Đại học Quốc gia Seoul, Seoul, Hàn Quốc (08.2023).
- “Phân tích hóa học saponin sâm từ sâm Việt Nam bằng Qtof/MS” tại Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 40 của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (04.2024).
Các giải thưởng khoa học:
- Giải thưởng cấp Quốc gia: Giải Nhất Hội nghị Khoa học và tuổi trẻ các trường Đại học Y Dược Việt Nam lần thứ 14 (2008).
- Giải thưởng cấp Trường Đại học:
+ Giải Nhất Hội nghị Khoa học và tuổi trẻ lần thứ 20 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2018).
+ Giải Nhất giải thưởng Tài năng trẻ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2016).
Hiện tại, Tiến sĩ Lê Vân là Giảng viên khoa Dược, trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, hướng dẫn hơn 28 khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học và 6 luận văn thạc sĩ liên quan đến dược liệu Việt Nam như Sâm, Trầm hương, Lá gai…
II. Mong muốn khi trở thành admin Đồng Điệu
Với vai trò Admin, Tiến sĩ - Dược sĩ Lê Vân mong muốn chia sẻ nội dung kiến thức khoa học về Sâm Việt Nam nói riêng và dược liệu Việt Nam nói chung, đặc biệt là những loại thảo mộc gần gũi trong đời sống, nhưng lại ít được để ý đến thành phần hoạt tính và công dụng.
Trên hành trình tìm hiểu về dược liệu Việt Nam, Đồng Điệu không chỉ được biết về cơ chế hoạt động của các hoạt chất trong dược liệu, có thể ứng dụng để làm đẹp và cải thiện sức khỏe, mà còn thêm tự hào về các giá trị y học cổ truyền, ý thức về trách nhiệm bảo tồn và phát triển kho tàng dược liệu phong phú của nước nhà.
Thiên hướng nội dung:
- Phân tích chi tiết thành phần hóa học, dược tính và ứng dụng của các loại dược liệu trong y học cổ truyền, đặc biệt đối với lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp.
- Chia sẻ các phương pháp chế biến dược liệu dựa trên kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghiên cứu.
III. Thông tin liên hệ:
- Facebook: https://www.facebook.com/le.van.9003/
Discussion