@latrang.co Thực hư chuyện da tiết dầu là da thiêu nước? #latrang #twinsskin #dadaumun #dadau #kiemdau #serum #duongam #learnwithtiktok #beautytok #dauduongda
“Nhiệm vụ” của group Đồng Điệu là giúp anh em hiểu rõ bản chất vấn đề từ góc nhìn khoa học để từ đó mình bớt áp lực trong lựa chọn. Nội dung hôm nay của Trang cũng không ngoài mục đích đó.
Để hiểu kỹ anh em đọc từng hình nha.
Với Trang, nhận định Da tiết dầu do thiếu nước nên cần dùng serum cấp nước là một nhận định không sai nhưng sơ sài.
Sơ sài thứ 1: Hiểu lầm: Ẩm = Nước → Thiếu ẩm là đi tấp nước
Với định nghĩa: Độ ẩm của da là một chỉ số thể hiện mức độ nước được giữ lại trong da.
Thế là, auto nghĩ ẩm = nước. Nên thiếu ẩm là đi tấp nước.
Nhưng thực chất: ẩm không phải nước, cũng không phải là dầu. Ẩm là sự cân bằng giữa cả dầu và nước.
Đơn giản, dễ thấy nhất là màng bảo vệ da ngoài cùng – Hydrolipid. Hydro đại diện cho nước, Lipid đại diện cho dầu.
- Yếu tố hidro đến từ nhân tố giữ ẩm tự nhiên (NMF) và các “chất keo sinh học” glycosaminoglycans (GAGs) như HA. Chúng giúp hút nước để duy trì sự mềm mại và đàn hồi của da.
- Yếu tố lipid bao gồm các ceramide, cholesterol, và các acid béo tự do. Những lipid này đến từ hai nguồn chính: lipid được tiết ra từ tuyến bã nhờn và lipid được sản xuất trong quá trình biệt hóa tế bào sừng. Chúng tạo thành một lớp màng liên tục trên bề mặt da, ngăn chặn mất nước.
Thiếu lipid thì một mình hydro cũng không làm nên cơm cháo gì. Muốn da đủ ẩm phải đảm bảo cả dầu lẫn nước.
Sơ sài thứ 2: Xem thiếu nước là nguyên nhân chính (thậm chí là duy nhất) gây tiết dầu
Nếu nói cho trọn vẹn hơn, thì thiếu nước chỉ là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây tình trạng tăng tiết dầu.
Cụ thể:
Để đối phó với tình trạng da mất nước
- Các tế bào sẽ giải phóng tín hiệu cytokine ví dụ TNF-α nhằm liên lạc với các tế bào khác để tái tạo lipid ngăn mất nước.
- TNF-α giúp kích thích tăng sinh ceramide. Ceramide là thành phần chính, chiếm khoảng 50% lipid trong lớp sừng, là yếu tố then chốt trong việc ngăn chặn mất nước và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
Nhưng khi da qua mất nước dẫn đến tình trạng mất nước xuyên biểu bì bất thường, tăng tính thấm của tác nhân ngoại lai gây hại, kích hoạt phản ứng viêm thì: - Đại quân miễn dịch sẽ cử là các mấy đứa cytokine “chiến” hơn để đối phó nhưng xu là chúng làm giảm sinh ceramide, gây trầm trọng thêm tình trạng mất nước, tăng viêm như IL-4 và IL-6.
Cũng từ hoạt động tăng viêm của cytokine, kéo theo
- Các tế bào tuyến bã nhờn cũng có con đường truyền nhận tín hiệu sẽ nhận thông tin từ các cytokine gây viêm này (VD: NF-κB) gây hoạt hoá tế bào tuyến bã, làm tăng biệt hoá, đẻ thêm tế bào bã nhờn mới liên tục gây tăng tiết dầu. Để hiểu sâu hơn về cytokine và miễn dịch da anh em có thể coi clip “Hiểu lầm về kiềm dầu” của Trang nhen (Xem tại đây).
@latrang.co Hiểu lầm về k.iềm dầu, giảm mụn. Hẳn là ae nôn clip mụn nội tiết lắm rồi. Nhưng Trang muốn đi hết các vấn đề về 4 cơ chế gây mụn trước: – Tăng tiết bã nhờn – Sừng hoá cổ nang lông#ungf tham gia của vi khuẩn – V.iêm Tập này, chúng ta sẽ tập trung nói về vấn đề tăng tiết bã nhờn và những hiểu lầm về kiềm dầu giảm mụn. #mun #trimun #kiemdau #dadau #dadaumun dadtrang #learnontiktok #beautytok @Twins Skin
- Như vậy anh em có thể thấy dù mất nước có thể sẽ bắc cầu dẫn đến kích thích tăng dầu. Nhưng mà đã tới độ mất nước xuyên biểu bì mà kích thích cytokine mỏ hỗn ra quậy, xong viêm tè le thì nước xa cũng không cứu được lửa gần. Cấp nước lúc này là để làm hậu phương, chứ không phải quân tiền tuyến dập lửa.
Nhiều bạn còn kỹ quá trời kỹ, sợ cấp nước xong bay hơi nên tấp thêm kem khóa ẩm cho chắc. Rồi thấy dầu vẫn tiết đều, da bí tắc lên mụn um sùm lên. Đúng là dã tràng xe cát biển đông, nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.
Giờ Trang sẽ tiết lộ với bạn điều Shock nhất:
Mất nước không phải là nguyên nhân mà là kết quả của việc tăng tiết dầu
Hãy tập trung đọc kỹ đoạn này, bạn sẽ có câu trả lời cho trải nghiệm tại sao càng cấp ẩm da càng khô.
Khi tuyến bã nhờn bắt đầu bật mood “vắt dầu”, các tế bào tuyến bã sẽ bước vào chế độ tăng gia sản xuất. Giống như ông bà mình hồi xưa, khi bị địa chủ ép nộp thật nhiều lúa, thì chỉ biết trông đẻ cho thật nhiều con, nhiều cháu để tăng năng suất, đến nỗi có nhà có tới 10 mấy đứa con, và có những đứa trẻ 10 tuổi đã phải ra đồng gặt lúa. Mà một đứa nhóc 10 tuổi thì chỉ vác được vài ký lúa, làm sao bằng người lớn được.
Các tế bào tuyến bã nhờn non cũng vậy, bọn chúng sẽ được sản xuất liên tù tì và bị “vắt” càng lúc càng sớm, khiến chất lượng bã nhờn kém đi (tăng oleic acid, squalene; giảm linoleic acid). Nhiều nghiên cứu chỉ ra da của người bị mụn chất lượng bã nhờn sẽ kém hơn da người bình thường và dễ bị mất nước hơn.
Trong đó:
- Việc gia tăng oleic acid được chứng minh ức chế sự sản xuất ceramide, gây mất nước, làm giảm sự toàn vẹn của hàng rào bảo vệ da bằng cách làm thay đổi cấu trúc lipid của hàng rào bảo vệ.
- Đồng thời, oleic acid quá nhiều cũng gây tăng tính thấm cho vi khuẩn xâm nhập và làm bã nhờn đặc quánh hơn.
- Và squalene (chiếm tới 12% lipid) khi gia tăng rồi bị oxy hóa, tạo ra các sản phẩm phụ như squalene monohydroperoxide, cũng gây tăng hoạt động cytokine viêm quá đà → Từ đây lại kéo theo tình trạng sụt giảm ceramide, gia tăng mất nước xuyên biểu bì.
Vậy nên, bạn có cấp nước cỡ nào mà chất lượng bã nhờn của bạn kém thì dầu vẫn không ngừng tiết, không ngừng đặc quánh nặng mắt, không ngừng viêm, không ngừng khô.
Tóm lại
Da tiết dầu vẫn dùng sản phẩm cấp nước bình thường. Nhưng đừng thần thánh hóa nó là cách nhanh chóng để giảm tiết dầu.
Cũng như khi thấy da càng cấp ẩm mà vẫn càng khô, thì bạn cũng hiểu được là bạn đang đi giải quyết sai vấn đề.
Còn để nói vào dưỡng ẩm thì nó có nhiều thuật ngữ trong đó:
- Hút nước/ Giữ nước (Humectants)
- Làm mềm (Emollients)
- Khóa ẩm (Occlusives)
Mỗi từ này là để ra một nùi vấn đề nữa. Xin hẹn anh em bài khác để nói sâu.
Ngắn gọn thì
- Ẩm không phải nước, ẩm không phải dầu, ẩm là sự cân bằng giữa dầu và nước. Nên chỉ cấp nước chưa chắc đã giải quyết được vấn đề thiếu ẩm.
- Thiếu nước là nguyên nhân gián tiếp có thể dẫn tới đổ dầu. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác từ hormone, di truyền, stress, thời tiết, skincare chưa phù hợp (như làm sạch quá đà hay lần đầu tiên sử dụng một thành phần/sản phẩm mà da chưa thích ứng kịp).
- Mất nước thường là kết quả chứ không phải là nguyên nhân của việc tiết dầu. Vì khi tiết càng nhiều “dầu hỏng” – chất lượng bã nhờn kém sẽ kiến hàng rào lipid có nhiều kẽ hở, tăng tính thất thoát nước.
Giải pháp Cải thiện chất lượng bã nhờn
- Chống oxy hóa
- Giảm viêm
- Tăng cường lượng Linoleic Acid cho da.
Bài viết thuộc quyền sở hữu của Là Trang và group Đồng Điệu. Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
Discussion