Căn cứ khoa học của chiếc trend này từ đâu?

Thật ra ở VN bác sĩ nói về tóc chưa nhiều nên kiến thức của người dùng đến từ các beauty blogger. Khi muốn bán những chai tinh dầu hương thảo họ sẽ thường show chiếc nghiên cứu này. Nhưng với người biết đọc tiếng anh thì sẽ chỉ đọc Abstract (Kết luận), và đây cũng là hành động dẫn đến những kết luận thiếu chiều sâu vì trong 1 nghiên cứu thì tóm tắt luôn là phần lung linh nhất. Nhưng để để xét xem một nghiên cứu có đáng tin hay không thì bạn phải đọc chi tiết từng sơ đồ và xem tính hợp lý của mẫu nghiên cứu. Và hôm nay mình sẽ giúp bạn làm điều đó.
Nôm na là nghiên cứu trên 50 người có bệnh rụng tóc hói đầu ở nam và nữ 25 dùng minoxidil 2% và 25 dùng tinh dầu hương thảo theo dõi sau 3 và 6 tháng.
Điều vô lý đầu tiên là số lượng tóc mọc trung bình ở cuối tháng thứ 3 (mọi người nhìn 4 con số mình tô đậm trong hình) là hoàn toàn không có sự khác biệt sau 3 tháng so với trước khi xịt tóc, lúc đầu mình còn nghĩ có copy paste mà quên sửa số không, dù sao tại 3 tháng chưa thấy hiệu quả gì thì cũng phải khác được 1 con số thập phân chứ.
Một điểm gây lấn cấn nữa là trong thống kê tác dụng phụ của dầu hương thảo hai sơ đồ “gây bết tóc” và “gây gàu ngứa” thì cứ như được copy paste giống hệt nhau đổi cái tên thôi. Trong khi những nhóm da đầu nhất định sẽ ứng với khả năng gặp phải từng tác dụng phụ nhất định. Nhưng ở phần chữ kết luận lại ghi là “phần trăm bị gàu là 16% bị bết tóc là 72%” nghĩa là rất khác biệt luôn nhưng tại sao 2 cái sơ đồ đó lại có thể giống hệt nhau được. Rất là “Ai Biết Được” Soobin Ft TLinh luôn.
Đi thẳng đến kết quả tóc mọc trung bình sau 6 tháng, Trước xịt hương thảo con số trung bình tóc trong trong một diện tích khảo sát là 122,8 cộng trừ 48,9 sau 6 tháng là 140,7 cộng trừ 38,5. Lấy 129 trừ 122 thì được 7 sợi, một phương pháp được tán dương dữ thần mà sau 6 tháng tại 1 vị trí khảo sát trung bình chỉ cho thêm được 7 sợi thì có vẻ là hơi thất vọng và theo tác giả thì nhóm dùng hương thảo tăng được 5,5% số lượng tóc sau 6 tháng. Mình đọc mấy nghiên cứu dùng giả dược thấy sau 6 tháng còn cho số lượng tóc mọc trung bình được tốt hơn như thế này tăng đến 45%.
Và cũng hài hước một chỗ là khi lấy đánh giá người dùng, thì ở tháng thứ 3 khi chẳng ai mọc thêm tóc và tháng thứ 6 chỉ thêm được 5.5% tóc mà lại có 0% người cảm thấy dùng hương thảo chẳng lợi ích gì và 0% người chê loại dầu này. Nghe con số tuyệt đối này cứ như hồi sinh viên y tụi mình chế số liệu trong mấy bài thống kê số liệu. Hỏi bạn thử dùng 1 loại xịt gì kiên trì 6 tháng mà chỉ cải thiện 5,5% thì bạn có muốn chê loại thuốc xịt đó không.
Nhiêu đây hạt sạn mình chỉ ra, còn việc quyết định có tin nghiên cứu này hay không thì mình nhường phần lại cho bạn nhé.

Nhưng tại sao có người ủ vẫn lên và có người không?

Thật ra trong những lần nói về hương thảo mình luôn nhấn mạnh 1 ý “Không khuyến cáo loại oil này cho RỤNG TÓC MẠN TÍNH” (rụng tóc hói đầu nhiều năm)” còn với những bạn rụng cấp tính vì stress, thay đổi môi trường sống nguồn nước, rụng tóc theo mùa thì bạn cứ dùng thoải mái đừng dùng hóa chất độc hại thôi, còn ủ gì cũng được. Vì quan trọng của rụng tóc cấp tính là cắt nguyên nhân gây rụng, làm được bước đó rồi thì không ủ gì tóc bạn cũng mọc lại. Nhưng chất của tinh dầu hương thảo là dạng dầu đặc, nên với dòng da khô và hỗn hợp thiên khô mà ủ oil sẽ rất thích, nhưng với các bạn da đầu chảo dầu, sau ủ 15-20ph ủ dù bạn đã gội lại rất kĩ tóc vẫn rất bết. Thật ra trend ủ oil này là từ các nước phương tây, khí hậu của họ cũng không gặp vấn đề nhiệt đới nóng ẩm và ô nhiễm bụi mịn nặng nề như nước mình nên việc tăng nặng khả năng bị bết tóc cũng không bằng Việt Nam. Và nếu da đầu bị ứ dầu thì lại tăng môi trường cho vi nấm phát triển. Đó cũng là lí do mình không khuyến cáo bệnh nhân dùng tinh dầu đặc ủ tóc.
Nếu bạn muốn đút kết 1 loại xịt dưỡng nào tốt cho người rụng tóc với bệnh lý A thì bạn phải nghiên cứu trải nghiệm của người có bệnh lý A. Còn trên những người đẹp tóc cũng đẹp từ trong trứng nước thì chúng ta có đánh giá được hay không? Mình vẫn sẽ để lại câu trả lời cho bạn.
Trải nghiệm của bạn và ủ hương thảo như thế nào, hãy bình luận để mình và các Đồng Điệu-er được cùng thỉnh giáo nhé.

_______________

Bài viết thuộc quyền sở hữu của BS. Đinh Gia Hân và group Đồng Điệu. Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả.

Bài viết độc lập, không được tài trợ bởi bất cứ nhãn hàng nào.